Tin tức
TÀ ĐÙNG - VỊNH HẠ LONG THU NHỎ TÂY NGUYÊN
TÀ ĐÙNG - VỊNH HẠ LONG THU NHỎ TÂY NGUYÊN
TÀ ĐÙNG - VỊNH HẠ LONG THU NHỎ TÂY NGUYÊN
TÀ ĐÙNG - VỊNH HẠ LONG THU NHỎ TÂY NGUYÊN
TÀ ĐÙNG - VỊNH HẠ LONG THU NHỎ TÂY NGUYÊN
TÀ ĐÙNG - VỊNH HẠ LONG THU NHỎ TÂY NGUYÊN
TỔNG HỢP THÔNG TIN VỀ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÀ ĐÙNG
ĐÔI CHÚT VỀ KHU BẢO TỒN TÀ ĐÙNG
Tà Đùng là khu bảo tồn có diện tích 22.103 ha, thuộc xã Đắc P’lao và xã Đắk Som, huyện Đắk Glong tỉnh Đắc Nông, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 45 km. Trong đó có Hồ Tà Đùng có diện tích là 5000ha với hơn 40 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau. Đây là hồ nước có rất nhiều loài chim đặc hữu sinh sống. Trong đó, có tới ⅛ số chim là chủng loại của Việt Nam còn lại thuộc đặc hữu của thế giới. Do đó, nơi đây thực sự là địa điểm du lịch Tây Nguyên tuyệt vời để du khách có thể khám phá về thiên nhiên.
Ngoài tên gọi Tà Đùng như nhiều người thường gọi, hồ này còn có tên gọi khác là hồ thủy điện Đồng Nai 3. Sở dĩ có tên gọi này là vì hồ này là một trong những hồ chính nằm trong hệ thống thủy điện của xã Đắc P’lao.
Sau khi được ngăn dòng, hồ thủy điện này đã trở nên vô cùng rộng lớn. Trước kia khi mới xây dựng thủy điện, người ta không hề nghĩ sẽ tạo nên một kiệt tác nghệ thuật đẹp như hồ Tà Đùng hiện nay. Vẻ đẹp của hồ được ví như vịnh Hạ Long Tây Nguyên thu nhỏ. Ở đây cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ và thơ mộng.
Hồ Tà Đùng là một trong những địa điểm du lịch lý tưởng dành cho những ai yêu thích khám phá. Nếu bạn muốn tìm một nơi yên bình, tĩnh mịch để nhìn ngắm cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp hay cắm trại thì hãy tới hồ Tà Đùng. Đây chắc chắn sẽ là một điểm đến tuyệt vời dành cho chuyến đi khám phá núi rừng Tây Nguyên của bạn.
Ngoài khám phá vẻ đẹp của hồ nước thì cảnh sắc núi rừng cũng là một địa điểm không thể quên tại khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng. Là nơi chứa đựng rất nhiều loại động thực vật phong phú, trong số đó còn có những loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và cả trên thế giới, chẳng hạn như: báo hoa mai, vượn má hung, cu li nhỏ,….Người dân nơi đây nhất là cộng đồng người Mạ đang sinh sống, một lòng một dạ hết mực yêu thương và bảo vệ khu rừng của họ.
Có lẽ vì sự hiện diện của đồng bào tộc người Mạ mà khi du khách đến đây sẽ có cơ hội trải nghiệm cảm giác tham gia chợ phiên giữa lòng Tây Nguyên. Đến đây, du khách ngoài thưởng thức những món ăn đặc sản độc đáo, còn có thể thuê những bộ trang phục dân tộc lộng lẫy sắc màu để tạo dáng trước cảnh núi non hùng vĩ hay mua các món quà lưu niệm xinh xắn mang về tặng cho người thân và bạn bè.
Ở những năm trước, đến được hồ Tà Đùng là một chuyện không dễ dàng. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhờ chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch, mà vấn đề giao thông đường xá đã được cải thiện rất nhiều, nhờ đó mà du khách có thể tiến gần đến địa điểm nên thơ này một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Để phục vụ du khách, nhiều homestay có đầy đủ các dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, cắm trại, hồ bơi... Đến đây, bạn có thể thoải mái thả dáng "sống ảo" với nhiều góc chụp đẹp. Ngoài cảnh sắc thiên nhiên, nơi đây còn có nhiều tiểu cảnh như xích đu, cầu kính, nấc thang... cho bạn thỏa sức check-in.
Thời điểm thích hợp để đi du lịch Tà Đùng
Để có thể ngắm nhìn trọn vẹn nhất vẻ đẹp của hồ Tà Đùng Tây Nguyên, bạn hãy tới đây vào mùa "tích nước". Đây là thời điểm lý tưởng nhất để bạn lên kế hoạch cho chuyến đi khám phá Tà Đùng của mình. Bởi giai đoạn từ tháng 7 cho tới tháng 12 là lúc mực nước tại hồ dâng cao một màu xanh thẳm xen lẫn xung quanh là những rừng cây um tùm xanh mát. Tất cả đã góp phần tạo nên vẻ đẹp cuốn hút cho những hòn đảo xinh tươi nằm gần hồ.
Đến đây vào thời điểm này, du khách sẽ được tham gia rất nhiều hoạt động trải nghiệm khác nhau. Bạn có thể di chuyển bằng thuyền để thuận tiện cho việc ngắm cảnh hai bên hồ.
Cách di chuyển đến hồ Tà Đùng
Vị trí của hồ nước Tà Đùng nằm không quá xa thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Buôn Mê Thuột. Do đó, bạn sẽ có rất nhiều cách để đi tới Tà Đùng tham quan. Nếu địa điểm xuất phát của bạn là từ thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể lựa chọn đi xe khách tới Buôn Mê Thuột.
Sau đó, thuê xe máy để tự mình đi tới hồ khám phá. Tại đây, bạn chỉ cần đi thẳng theo đường quốc lộ 14 là tới được thị xã Gia Nghĩa. Khi đến đoạn này rồi sẽ tiếp tục rẽ sang đường quốc lộ 28 và chỉ cần đi tiếp một đoạn là tới xã Đak Som. Từ Đak Som, du khách sẽ hỏi đường tới trường tiểu học Nguyễn Văn Trội là đã có thể tới được hồ Tà Đùng Đắk Nông một cách nhanh chóng.
Danh sách các địa điểm du lịch Tà Đùng
Nhà chú Đông
Điện thoại: 0845678929-0908080636-0973500232
Đánh giá: là địa điểm du lịch đầu tiên ở Tà Đùng. Chú Đông là người có công khai phá ra tiềm năng của khu du lịch này.
Đây là chỗ chụp ảnh check in đẹp nhất Tà Đùng. Dịch vụ có nhà nghỉ qua đêm, cắm trại và phục vụ ăn uống.
Đồ ăn và thức uống bình thường, nhân viên không được thân thiện lắm.
Khu du lịch Tà đùng
Số điện thoại: 0917819192
Địa điểm này có cầu kiếng ngắm hồ rất lạ. Có chòi cao ngắm hồ mát và rộng.
Khu có chỗ cắm trại nghỉ qua đêm.
Freedom Green Farm
Đây là home stay với tầm 10 căn nhà nhỏ nằm dưới tán cây cà phê sát vách dốc.
Số điện thoại : 0974867229 hoặc số 0978 459 229
Bến thuyền Tà Đùng
Từ Khu du lịch Tà Đùng tới bến thuyền tầm 15 km. Vé một người là 100 ngàn. Bạn có thể thuê luôn một chiếc thuyền 1 triệu đến 1.5 triệu trong 2 giờ. Mua đồ ăn ở quán lên thuyền rồi ra giữa hồ làm Lake Party thì thật là đầy cảm xúc.
Quán ở ngay bến thuyền đồ ăn khá ngon, món gà đồi và cá lóc nướng tuyệt hảo.
Thác Granit
Bạn có thể thăm thác Granit ở đối diện bến thuyền. Bạn gởi xe ở quán ngay ngã ba chỗ vào bến thuyền rồi lội bộ vào Thác. Đi bộ tầm 30′. Thác nhỏ nhưng có 2 hồ rộng ở trên và dưới thác. Nước trong vắt mát lạnh, có thể bơi thỏa thích ở đây. Tuy nhiên bạn cũng nên cẩn trọng khi bơi hay đi ngang thác vì nước chảy mạnh mùa mưa.
Người Mạ giữ rừng dưới chân núi Tà Đùng
Từ xa xưa, cuộc sống của người Châu Mạ dưới chân núi Tà Đùng gắn liền với rừng nguyên thủy. Đồng bào tin rừng là sinh mệnh. Mỗi cây rừng mất, làng sẽ gặp đại họa nếu không mang trâu vào tận gốc cây làm lễ tạ tội. Ngày nay, người Mạ nhận khoán, phối hợp với lực lượng kiểm lâm chia nhau ăn rừng, ngủ rừng để bảo vệ từng cây gỗ, từng con thú.
Huyền thoại núi Tà Đùng
Những ngày đầu xuân mát dịu, từ Buôn Ma Thuột chúng tôi phượt hơn 200 cây số, vượt hàng chục con đèo gấp khúc, từ sáng sớm đến cuối chiều mới đến xã Đắk Som, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông. Nhìn từ xa, đỉnh núi Tà Ðùng tĩnh lặng lấp ló trong làn mây trắng giăng ngang trời. Làng của đồng bào Châu Mạ dưới chân núi như lính gác cửa, ngày đêm canh giữ rừng.
Anh K’Phương, một người trong tổ nhận khoán bảo vệ rừng đưa chúng tôi đến gặp già làng K’Cha, 94 tuổi để nghe huyền thoại núi Tà Đùng và chuyện giữ rừng của đồng bào Mạ.
Đã bao đời nay, đồng bào Mạ sống dưới chân núi vẫn hát kể cho nhau nghe những sử thi về núi Tà Đùng hùng vĩ, sự tích cái tên của từng con suối, ngọn đồi và truyền dạy con cháu rằng việc giữ rừng đại ngàn là bảo vệ sinh mệnh sống của dân làng.
Trong ngôi nhà nhỏ ấm cúng, già làng K’Cha miên man theo dòng sử thi về núi Tà Đùng. Già kể: Thời xa xưa, một cộng đồng người Châu Mạ lập làng, sinh sống phồn thịnh trên đỉnh núi. Trong làng có nàng H’Bung xinh đẹp, tài giỏi, sống trong gia đình giàu sang nhưng rất siêng năng nên nhiều trai làng yêu mến, theo đuổi. Nàng H’Bung ưng chàng K’Jang khỏe mạnh, chăm chỉ. Để cưới vợ, chàng trai phải chuẩn bị tiền của làm hồi môn theo yêu cầu của nhà gái, K’Jang cần mẫn làm việc gom góp tiền của cưới nàng H’Bung.
Trong một chuyến rong chơi, chàng Jong’Kjang là một người có vị thế bên dãy núi Nâm Nung đến Tà Đùng. Đêm nằm nghe âm thanh réo rắt, chàng choàng tỉnh dậy, lần theo tiếng nhạc và nhìn thấy một cô gái xinh đẹp đang dệt thổ cẩm, chiếc vòng B’rlêm đeo bên thắt lưng đung đưa theo nhịp tạo thành bản nhạc. Say mê nhan sắc, chàng Jong’Kjang ngỏ lời làm quen, nhưng bị người đẹp từ chối. Quyết tâm bắt được nàng về làm vợ, Jong’Kjang phá hết những vòi nước 3 nhánh mà nàng H’Bung hay tắm. Nàng H’Bung hỏi chim và nhiều con vật khác trong khu rừng, chúng đều trả lời không biết. Jong’Kjang bắt nàng về chung sống ở núi Nâm Nung, sinh được 3 người con trai.
Sống ở Nâm Nung, nàng H’Bung vẫn buồn bã nói với các con: “Đất mình đang ở là đất của người ta, nước mình đang uống là nước của người ta”, rồi chỉ về hướng núi Tà Đùng bảo: “Đất, nước kia mới là của mình”. Jong’ Kjang biết chuyện trách mắng, nàng H’Bung giận dỗi đưa con trở về núi Tà Ðùng. Sau đó, Jong’Kjang mang quân đến phá làng, chặt cây, giết hại muông thú, đạp bằng ngọn núi Tà Ðùng. Chàng K’Jang khỏe mạnh đã dùng tay chống đỡ, ôm chặt ngọn núi.
Ngày nay, trên đỉnh Tà Đùng vẫn còn hai ngọn núi nhỏ được cho là dấu tích bàn tay K’Jang đỡ cho ngọn núi lớn không bị đổ. Dân làng đặt tên cho hai ngọn núi nhỏ đó là Khéckhal.
//=get_social('','comment');?>